Cách chọn ống thủy lực phù hợp yêu cầu kỹ thuật

Ống thủy lực là phụ kiện quan trọng giúp chứa dầu, truyền dẫn dầu, chịu áp suất với nhiệt độ cao. Vì vậy, cách lựa chọn ống thủy lực phù hợp có ảnh hưởng rất lớn chất lượng công trình và gây ra tốn kém chi phí, thời gian nếu sai sót. Bài viết sau sẽ nêu ra một số tiêu chí giúp bạn chọn được thiết bị này phù hợp yêu cầu kỹ thuật và đạt tiêu chuẩn chất lượng khi lắp đặt.

cách chọn ống thủy lực phù hợp

Cách chọn ống thủy lực phù hợp thông qua kích thước

Thông thường, khi xét đến kích thước ống thủy lực cần phải xét về tiêu chí như đường kính trong và ngoài. Nếu đường kính quá nhỏ sẽ gây ra tình trạng ma sát nhiều, gây hao hụt dòng chất và tổn thất năng lượng. Nếu vận tốc dầu nhỏ sẽ dẫn đến tốc chấp hành nhỏ. Theo đó, lưu lượng dòng chất sẽ được tính theo công thức sau:

Lưu lượng dòng chất = Diện tích mặt cắt ngang ống * vận tốc.

Trong đó:

  • Lưu lượng dòng chất: Là lưu lượng dầu chạy trong ống, được tính theo đơn vị lít/phút.
  • Vận tốc: Tốc độ của dòng chất, đơn vị tính m/s.

Đường kính mặt cắt là đường kính trong của ống thủy lực, tính theo đơn vị m2. Bạn có thể tính được đường kính ống nhờ tra catalog của hãng. Bạn cần căn cứ thông số để tính toán phù hợp với hệ thống. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng công thức sau:

Đường kính = Lưu lượng/Vận tốc.

Cách chọn ống thủy lực phù hợp thông qua kích thước

Xem thêm: Ống hút bụi lõi đồng có ưu điểm gì?

Chọn ống thủy lực phù hợp theo khả năng chịu nhiệt

Khả năng chịu nhiệt của ống được thể hiện rõ qua khoảng nhiệt độ mà ống có thể chịu được. Thông thường, dải nhiệt này nằm trong khoảng – 50 độ C đến 200 độ C.

Trong quá trình sử dụng, bạn cần giữ mực nhiệt cho ống không quá khoảng cho phép để tránh tình trạng chảy hoặc nứt. Theo đó nhiệt độ tiêu chuẩn sẽ đảm bảo tốt nhất thay vì những loại ống làm bằng thép không gỉ, ống đồng,...Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến những ống bằng chất liệu cao su hoặc tổng hợp.

Lựa chọn dựa trên ứng dụng hoạt động của ống thủy lực

Lựa chọn dựa trên ứng dụng hoạt động của ống thủy lực

 

Để sử dụng ống thủy lực vào đúng mục đích, bạn cần xác định cụ thể nhu cầu, hoàn cảnh, không gian, môi trường lắp để chọn loại phù hợp. Đối với loại ống thủy lực gia cố phù đan bện sẽ thích hợp với yêu cầu chịu áp suất lớn. Đối với có dạng xoắn ốc thì có khả năng chịu lực tốt hơn.

Ngoài ra, đối với vị trí lắp đặt cần uốn cong thì bạn cần lưu ý đến khả năng uốn cong của ống bởi khi gặp áp suất cao sẽ gây hư hại, nhất là với ống có lớp gia cố xoắn ốc hoặc đan sợi.

Lưu ý lựa chọn vật liệu của ống thủy lực

Lưu ý lựa chọn vật liệu của ống thủy lực

 

Có rất nhiều vật liệu làm nên ống thủy lực, ví dụ như đồng, nhựa nhiệt dẻo, thép không gỉ, vật liệu tổng hợp,...Trong đó, lớp trong cùng phải có chất liệu tương thích với dòng lưu chất của hệ thống, chất liệu này còn phải thích hợp với mỗi loại dầu khác nhau.

Bên cạnh đó, lớp bên ngoài của ống thủy lực cần phải chịu được thời tiết và ánh nắng mặt trời để đảm bảo tuổi thọ tốt nhất cho sản phẩm.

Áp suất làm việc của ống thủy lực

Theo đó, áp suất làm việc của ống thủy lực phải cao hơn 120% áp suất làm việc của hệ thống. Áp suất phá hủy sẽ được hãng định trước, khách hàng phải chọn áp suất làm việc.

Xem thêm: Hướng dẫn luồn dây điện vào ống ruột gà

Tiêu chí chọn ống thủy lực phù hợp qua kiểu nối đầu ống

Tiêu chí chọn ống thủy lực phù hợp qua kiểu nối đầu ống

 

Có 2 loại ống thủy lực là ống cứng hoặc ống mềm. Với ống mềm cách lắp ghép chủ yếu là ren, nếu bạn bỏ qua bước lựa chọn kiểu ren, kiểu kết nối hoặc kích thước ren sẽ không mang lại hiệu quả. Ren không phù hợp sẽ gây rò rỉ lưu chất.

Đối với ống cứng, đầu mối nối với các thiết bị hoặc ống khác phải hàn cố định, bắt bu lông mặt bích.

Khả năng thay thế ống thủy lực

Bất kỳ sản phẩm nào sau một thời gian sử dụng cũng cần sửa chữa hoặc thay thế. Đặc biệt, nếu bạn sử dụng sản phẩm khan hiếm trên thị trường thì cần tính toán phương án thay thế về sau. Ngoài ra, bạn cũng cần tính đến thời gian giao hàng để đảm bảo thay thế sớm nhất khi cần.

Thể tích và vận tốc

Nếu hệ thống không thay đổi thì vẫn sử dụng ống thủy lực có kích thước như ban đầu. Nếu thay đổi thiết kế hệ thống thì bạn cần xác định lại thể tích và vận tốc lưu chất để tính đường kính trong.

 

Trên đây là 8 cách chọn ống thủy lực phù hợp giúp đảm bảo chất lượng hệ thống và hạn chế rủi ro tối đa. Hy vọng bài viết này đã chia sẻ tới bạn những thông tin hữu ích.